Lý do động cơ 2.0 Ford Ranger mới có công suất lớn hơn bản dung tích 3.2 trước đây
10:36 16/10/2019
Với phiên bản Wildtrak 2.0 bản một cầu Turbo đơn nhưng công suất cao hơn phiên bản cũ 2.2, mới nghe thì có vẻ không được đúng lắm, tuy nhiên để đi tìm hiểu sâu về lý do để động cơ dung tích nhỏ hơn mà công suất lớn hơn thì hôm nay đại lý Ford Hải Dương sẽ giải thích chi tiết để khách hàng có thể hiểu chi tiết về điều này. Động cơ của Wildtrak 2.0 phiên bản mới sử dụng Turbo tăng áp tốc độ cao (245.000 vp), đồng thời sử dụng Kim phun nhiên liệu (8 lỗ) với áp suất cao (2000bar), bên cạnh đó “Offset Crankshaft design” Pít-tông và trục khuỷu được thiết kế lệch tâm 10mm giúp giảm tối đa lực cọ xát lên thành cylinder hợp kim gang. Đó chính là lý do mà động cơ chỉ có 2.0 lít sản sinh ra công suất lên đến 180 mã lực.
Đối với bản Wildtrak 2.0 4×4 2 Cầu Birtubo thì công suất lại cao hơn hẳn bản 3.2, mặc dù dung tích xy lanh nhỏ hơn rất nhiều tuy nhiên công suất và mô men xoắn lại cao hơn hẳn bản 3.2 trước đây. Sau đây hãy cũng đại lý Hải Dương Ford tìm hiểu xem tại sao lại như vậy nhé. Động cơ 2.0 Birtubo sử dụng Turbo tăng áp kép (Turbo nhỏ 245.000 vp & Turbo lớn 160.000 vp) và Kim phun nhiên liệu (9 lỗ) với áp suất cao (2000bar) Cùng với “Offset Crankshaft design” Pít-tông và trục khuỷu được thiết kế lệch tâm 10mm giúp giảm tối đa lực cọ xát lên thành cylinder hợp kim gang.
Động cơ diesel 2.0L i4 sử dụng công nghệ Turbo tăng áp kép (Bi-Turbo) thế hệ mới nhất của Ford. Hai turbo này có thể hoạt động độc lập để tạo hiệu suất động cơ tối ưu khi cần. Tăng môn men xoắn (torque) khi ở tốc độ thấp. Tăng công suất (power) ở tốc độ cao.
Để đánh giá độ bền và độ ổn định của động cơ Ford Ranger, các kỹ sư thiết kế của Ford tại Anh và Đức đã cho chạy thử nghiệm (Test) động cơ 2.0L Ecoblue với 5.5 triêu Km bao gồm 400.000 km khách hàng chạy thực tế và cả chu trình (thermo – cycle) ở nhiệt độ cao 200 giờ liên tục không nghỉ.